Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP (P1)


Như các bạn biết đấy ở một đất nước đã và đang phát triển như chúng ta biết sẽ rất khó khăn nếu không có sự khám phá và sự ra đời của kim loại thép. Tầm quan trọng của thép không ai có thể phụ nhận đặc biệt là trong xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì so với các loại vật liệu khác ở trước đây như đồng, đá,… thì sx thép với số lượng lớn có thể tạo ra các loại thép nhằm mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế, từ những tòa nhà chúng ta sinh sống đến những chiếc xe, nội thất hay dụng cụ sử dụng, hàng ngày.. thép ở khắp mọi nơi.
Hiện nay, nhu cầu sống của chúng ta ngày càng tăng chính vì thế hàng loạt những sản phẩm khác nhau ra đời phục vụ cho nhu cầu sống thường ngày của con người. Tuy nhiên đó cũng là lý do có nhiều sản phẩm không đảm bảo, là mối đe dọa cho sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống.
Để đảm bảo rằng những trường hợp đó không xảy ra thì những sản phẩm mà chúng ta sử dụng phải thực sự an toàn và bảo vệ lợi ích cho con người và môi trường sống. Tuy nhiên, việc sản xuất và nhập khẩu thép không phải lúc nào cũng dễ dàng, phải căn cứ vào chức năng mục đích sử dụng để tạo ra loại thép phù hợp khi sản xuất ra hay nhập khẩu về và đặc biệt là đảm bảo an toàn ,chất lượng. Và hơn hết là phải tuân thủ những nguyên tắc; những quy định được đặt ra nhằm hạn chế tối đa những rủi ro này; cũng như buộc nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm mà họ tạo ra thực sự an toàn.
Dựa trên những điều đó, để quản lý việc sản xuất và nhập khẩu thép chặt chẽ hơn thì Bộ KHCN đã xây dựng nên những văn bản pháp luật quy định về việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm thép này. Cụ thể:
-        Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN: thông tư liên tịch quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
-        Thông tư 07/2017/TT-BKHCN :ban hành ngày 16/6/2017, hiệu lực 1/10/2017
Quy định về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ
-        Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2019, hiệu lực kể từ ngày ký
Quyết định về việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ.
 Quyết định này thay thế Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-        QCVN 07:2019/BKHCN: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông
-        QCVN 20:2019/BKHCN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ
Và việc Chứng nhận chất lượng thép là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép, và việc cuối cùng trước khi sản phẩm này được lưu hành trên thị trường là bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng.
Mời quý vị và các bạn cùng VietCert tìm hiểu kỹ về việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm thép này nhé.
Khái niệm thép: Thép là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… hàm lượng cacbon trong thép nhỏ hơn 2,14%.
Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.
Phân loại: Tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép mà người ta phân thép thành hai nhóm là thép cacbon và thép hợp kim. Trong đó:
Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon thì còn một số nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như: Mn, Si, P, S…
Thép hợp kim: ngoài sắt và cacbon và các tạp chất, người ta cố tình đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các nguyên tố được đưa vào thường là Cr, Ni, Mn, W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N….
Phân loại thép.
Có nhiều tiêu chí để phân loại thép tuy nhiên thép thường được phân chia dựa trên thành phần hóa học của thép.
Theo hàm lượng các bon chia ra:
- Thép các bon thấp: hàm lượng các bon ≤ 0,25%.
- Thép các bon trung bình: hàm lượng các bon 0,25 - 0,6%.
- Thép các bon cao: hàm lượng các bon 0,6 - 2%.
Khi tăng hàm lượng các bon, tính chất của thép cũng thay đổi: độ dẻo giảm, cường độ chịu lực và độ giòn tăng. Để tăng cường các tính chất kỹ thuật của thép có thể cho thêm những nguyên tố kim loại khác như: mangan, crôm, niken, nhôm, đồng...
Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào chia ra:
- Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác ≤ 2,5%.
- Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác 2,5-10%.
- Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác > 10%.
Trong xây dựng thường dùng thép hợp kim thấp. Thành phần các nguyên tố khác trong thép khoảng 1%. Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh..Ở nhiệt độ 500oC - 600oC thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Ở nhiệt độ - 10oC tính dẻo giảm. Ở nhiệt độ - 45oC thép giòn, dễ nứt. Khối lượng riêng của thép từ 7,8 đến 7,85 g/cm3
Kết cấu thép
Những loại kết cấu thép chủ yếu là nhà công nghiệp, khung và trần khẩu độ lớn của nhà công cộng, cầu vượt, tháp, trụ, trần treo, khuôn của sổ và cửa đi...Những sản phẩm thép dùng để chế tạo kết cấu thép xây dựng là:
Thép lá: là loại thép cán nóng (dày 4–160 mm, dài 6-12m, rộng 0,5-3,8m) chế tạo ở dạng tấm và cuộn, thép cán nóng và cán nguội mỏng (dày đến 4mm) ở dạng cuộn; thép cán nóng rộng bản được gia công phẳng (dày 6-60mm).
Thép hình: là thép được tạo hình U, I, T, thép ống... bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram), gia công cơ học nóng (Cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (Cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp..)
Gia công cơ học thép nhằm cải thiện cấu tạo và tính chất của thép để khắc phục những nhược điểm khi luyện và tạo hình dạng mới.
Các dạng chủ yếu của thép hình:
a. Thép góc;
b. Thép chữ U;
c. Thép chữ I;                                                                                         
d. Thép chữ U và I thành mỏng;
e. Các loại ống
Ngoài những loại thép kể trên còn có những loại thép có công dụng khác để làm khung cửa sổ, cửa đi, cửa mái, đường ray cần trục, cáp và sợi thép cường độ cao dùng cho trần và cầu treo, cho giằng, trụ và kết cấu trần, bể chứa ứng suất trước. Từ các loại sản phẩm sản xuất thép nêu trên,người ta sản xuất ra những đoạn cột, dầm cầu, cần trục, dàn, vòm, vỏ trụ và các kết cấu khác, sau đó chúng được liên kết thành các blôc tại nhà máy rồi được lắp ghép tại công trường. Tùy thuộc vào công dụng và điều kiện sử dụng kết cấu kim loại, mức độ quan trọng của nhà và công trình người ta sử dụng những loại thép khác nhau để chịu được nhiệt độ khác nhau của không khí ngoài trời.
Mọi chi tiết xin liên hệ.
Hotline: 0903 370 760 
Email: Ngocchan.vietcert@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét