Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

THỦ TỤC CHUYÊN NGÀNH KHI NHẬP KHẨU BÁNH KẸO, NƯỚC GIẢI KHÁT

Các bạn có biết một số loại snack, nước ngọt các bạn đang ăn và uống hàng ngày được nhập khẩu từ Nhật, Hàn hay Trung Quốc để có thể xuất hiện trên các kệ hàng trong siêu thị cần thực hiện các thủ tục chuyên ngành gì không? 


Đầu tiên: 

Để sản phẩm bánh kẹo, nước ngọt này có thể vào thị trường việt nam và được phép bán trên thị trường thì các sản phẩm này cần được công bố chất lượng theo hình thức tự công bố được quy định tại Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể thì trước khi quyết định mua hàng với số lượng lớn về để tiêu thụ trên thị trường việt nam doanh nghiệp cần lưu ý nhập mẫu trước để tiến thành test các chỉ tiêu an toàn, vi sinh, kim loại nặng các chỉ tiêu sẽ được quy định cho từng nhóm sản phẩm theo QCVN, khi kết quả đạt doanh nghiệp tiếp tục tiến hành làm hồ sơ tự công bố và nộp lên ban vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Hồ sơ tự công bố sẽ bao gồm:

- Bản tự công bố có dấu của doanh nghiệp (Tại Vietcert hỗ trợ xây dựng hồ sơ tự công bố đơn vị chỉ ký và đóng dấu)

- Phiếu kết quả thử nghiệm (Vietcert lên chỉ tiêu và thử nghiệm cho khách hàng)

- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các hồ sơ khác để xây dựng hồ sơ: Hình ảnh sản phẩm, thông tin về sản phẩm, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu,…..

Sau khi hoàn thành Hồ sơ tự công bố: in ra làm 4 bản.

- nộp cho chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

- nộp cho bên Kiểm tra nhà nước khi làm thủ tục cho lô hàng

- doanh nghiệp bổ sung cho Hải quan khi làm thủ tục cho lô hàng

- doanh nghiệp lưu

Tiếp theo:

Nhập nguyên cont hàng về, Đăng ký kiểm tra nhà nước ở đơn vị được chỉ định.

Sau đó, doanh nghiệp mang đơn đăng ký và Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm: Hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, bản tự công bố nộp cho Hải quan để mang hàng về kho bảo quản (chưa được bán)

Sau khi cơ quan kiểm tra nhà nước ra thông báo của lô hàng thì bổ sung cho hải quan

Khi đó mới hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai và được phép lưu thông hàng trên thị trường.

Chi phí kiểm tra nhà nước 300.000 VNĐ (chưa vat)

Hỗ trợ 24/7 thời gian nhanh chóng

Cần hỗ trợ liên hệ:

Phòng chuyên viên tư vấn Trung tâm Vietcert

Hotline: 0903 370 760/ 0968 310 148 (zalo)

Gmail: ngocchan.vietcert@gmail.com




Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về cần làm những thủ tục gì? Có cần làm chứng nhận hợp quy hay không? Thì dưới đây là quy trình nhập khẩu :

B1: Chi cục KDTV: kiểm tra và cấp giấy xác nhận chất lượng.

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ tiến hành đăng kí kiểm dịch thực vật tại các chi cục kiểm dịch thực vật vùng.

B2: Chuyển hồ sơ cho các tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra và cấp giấy xác nhận chất lượng 

Đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhâp khẩu đã có quy chuẩn.

Thực hiện theo quy định khoản 4 điều 18 nghị định 13/2020/NĐ-CP:

2a: dựa trên KQ tự đánh giá của tổ chức, các nhận.

2b: dựa trên KQ của TCCN đã đăng ký.

2c: dựa trên KQ của tổ chức được chỉ định.

1/ Đối với thức ăn truyền thống (QCVN 01-78:2011/BNNPTNN) và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (QCVN 01-183:2016/BNNPTNT).

- Thức ăn truyền thống hồ sơ quy định điểm a,b và c khoản 3, điều 18 của NĐ 13 cần phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp).

- Thức ăn hỗn hợp hồ sơ quy định điểm a và b khoản 2, điều 18 NĐ 13.

Nhóm sản phẩm áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan người NK được lựa chọn các biện pháp kiểm tra.

2/ Đối với thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) đã có QCVN nhóm sản phẩm áp dụng biện pháp kiểm tra trước thông quan người NK phải tiến hành biện pháp kiểm tra 2c.

B1: Chi cục KDTV: kiểm tra và cấp giấy xác nhận chất lượng

B2: Người nhập khẩu theo biện pháp đã chọn 2a/ 2b/ 2c để tiến hành kiểm tra sau đó bổ sung kết quả cho chi cục KDTV.

Trên đây là quy trình chung đối với thức ăn chăn nuôi, để tìm hiểu chi tiết hơn vui lòng liên hệ theo số hotline: 

0903.370.760

Email: ngocchan.vietcert@gmail.com

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Quy trình chứng nhận hợp quy thép sản xuất trong nước


Quy trình chứng nhận hợp quy thép sản xuất trong nước:
Tại VietCert, quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy thép như sau:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ về điều kiện và các giấy tờ mà khách hàng hiện có
Bước 2: Tư vấn miễn phí những vấn đề liên quan đến Chứng nhận hợp quy thép
Bước 3: Ký kết hợp đồng với khách hàng
Bước 4: Tiến hành xây dựng bộ Hồ sơ chứng nhận hợp quy và thực hiện các thủ tục chứng nhận hợp quy thép.
Bước 5: Thực hiện đánh giá ngay tại doanh nghiệp
Bước 6: Cấp chứng nhận hợp quy thép cho khách hàng.

Quy trình công bố hợp quy thép
Bước 1: VietCert sẽ tư vấn soạn thảo bộ hồ sơ đầy đủ về việc đăng ký công bố hợp quy thép trên giấy chứng nhận hợp quy thép; (là kết quả đánh giá chứng nhận của một Tổ chứng chứng nhận hợp quy)
Bước 2: Khách hàng đến nộp Hồ sơ công bố hợp quy thép tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TDC) nơi Khách hàng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: TDC sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ mà khách hàng đã nộp để ra thông báo tiếp nhận hợp quy thép.

Hồ sơ Công bố chứng nhận hợp quy thép:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Bản công bố hợp quy theo mẫu được quy định
Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy thép do tổ chức chứng nhận cấp
Bản mô tả tính năng, đặc điểm, các yếu tố kỹ thuật…..của thép.

Đặc biệt nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin:
Hotline: 0903370760
Email: ngocchan.vietcert@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

HỢP QUY THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG TRONG NƯỚC


1Ngày 15 tháng 11 năm 2019 Bộ Khoa học công nghệ đã ban hành thông tư số 13/2019/TT-BKHCN. Ban hành kèm theo Thông tư này là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông QCVN 07:2019/BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn của yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Danh mục các sản phầm thép và mã HS tương ứng được nêu tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán.
Danh mục sản phẩm thép làm cốt bê tông thuộc phạm vi điều chỉnh của QCVN 07:2019/BKHCN
STT
Tên sản phẩm
Mã HS
1
Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng.
7213.91.20
7213.99.20
2
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán
7214.20.31
7214.20.41
7214.20.51
7214.20.61
3
Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác
7215.50.91
7215.90.10
4
Dây của sắt hoặc thép không hợp kim
7217.10.22
7217.10.33
5
Dây bện tao, thừng, cáp, băng tết, dây treo và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép, chưa cách điện
7312.10.91
Đánh giá chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông đối với sản xuất trong nước: thì việc đánh giá chứng nhận hợp quy sẽ được tiến hành theo phương thức 5 đã được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật QCVN7:2019/BKHCN.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy vietcert
Ms Ngọc Chân
Hotline: 0903 370 760
Email: ngocchan.vietcert@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP (P1)


Như các bạn biết đấy ở một đất nước đã và đang phát triển như chúng ta biết sẽ rất khó khăn nếu không có sự khám phá và sự ra đời của kim loại thép. Tầm quan trọng của thép không ai có thể phụ nhận đặc biệt là trong xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì so với các loại vật liệu khác ở trước đây như đồng, đá,… thì sx thép với số lượng lớn có thể tạo ra các loại thép nhằm mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế, từ những tòa nhà chúng ta sinh sống đến những chiếc xe, nội thất hay dụng cụ sử dụng, hàng ngày.. thép ở khắp mọi nơi.
Hiện nay, nhu cầu sống của chúng ta ngày càng tăng chính vì thế hàng loạt những sản phẩm khác nhau ra đời phục vụ cho nhu cầu sống thường ngày của con người. Tuy nhiên đó cũng là lý do có nhiều sản phẩm không đảm bảo, là mối đe dọa cho sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống.
Để đảm bảo rằng những trường hợp đó không xảy ra thì những sản phẩm mà chúng ta sử dụng phải thực sự an toàn và bảo vệ lợi ích cho con người và môi trường sống. Tuy nhiên, việc sản xuất và nhập khẩu thép không phải lúc nào cũng dễ dàng, phải căn cứ vào chức năng mục đích sử dụng để tạo ra loại thép phù hợp khi sản xuất ra hay nhập khẩu về và đặc biệt là đảm bảo an toàn ,chất lượng. Và hơn hết là phải tuân thủ những nguyên tắc; những quy định được đặt ra nhằm hạn chế tối đa những rủi ro này; cũng như buộc nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm mà họ tạo ra thực sự an toàn.
Dựa trên những điều đó, để quản lý việc sản xuất và nhập khẩu thép chặt chẽ hơn thì Bộ KHCN đã xây dựng nên những văn bản pháp luật quy định về việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm thép này. Cụ thể:
-        Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN: thông tư liên tịch quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
-        Thông tư 07/2017/TT-BKHCN :ban hành ngày 16/6/2017, hiệu lực 1/10/2017
Quy định về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ
-        Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2019, hiệu lực kể từ ngày ký
Quyết định về việc công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ.
 Quyết định này thay thế Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-        QCVN 07:2019/BKHCN: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông
-        QCVN 20:2019/BKHCN: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ
Và việc Chứng nhận chất lượng thép là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép, và việc cuối cùng trước khi sản phẩm này được lưu hành trên thị trường là bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng.
Mời quý vị và các bạn cùng VietCert tìm hiểu kỹ về việc chứng nhận chất lượng cho sản phẩm thép này nhé.
Khái niệm thép: Thép là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… hàm lượng cacbon trong thép nhỏ hơn 2,14%.
Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.
Phân loại: Tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép mà người ta phân thép thành hai nhóm là thép cacbon và thép hợp kim. Trong đó:
Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon thì còn một số nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như: Mn, Si, P, S…
Thép hợp kim: ngoài sắt và cacbon và các tạp chất, người ta cố tình đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các nguyên tố được đưa vào thường là Cr, Ni, Mn, W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N….
Phân loại thép.
Có nhiều tiêu chí để phân loại thép tuy nhiên thép thường được phân chia dựa trên thành phần hóa học của thép.
Theo hàm lượng các bon chia ra:
- Thép các bon thấp: hàm lượng các bon ≤ 0,25%.
- Thép các bon trung bình: hàm lượng các bon 0,25 - 0,6%.
- Thép các bon cao: hàm lượng các bon 0,6 - 2%.
Khi tăng hàm lượng các bon, tính chất của thép cũng thay đổi: độ dẻo giảm, cường độ chịu lực và độ giòn tăng. Để tăng cường các tính chất kỹ thuật của thép có thể cho thêm những nguyên tố kim loại khác như: mangan, crôm, niken, nhôm, đồng...
Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào chia ra:
- Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác ≤ 2,5%.
- Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác 2,5-10%.
- Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác > 10%.
Trong xây dựng thường dùng thép hợp kim thấp. Thành phần các nguyên tố khác trong thép khoảng 1%. Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh..Ở nhiệt độ 500oC - 600oC thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Ở nhiệt độ - 10oC tính dẻo giảm. Ở nhiệt độ - 45oC thép giòn, dễ nứt. Khối lượng riêng của thép từ 7,8 đến 7,85 g/cm3
Kết cấu thép
Những loại kết cấu thép chủ yếu là nhà công nghiệp, khung và trần khẩu độ lớn của nhà công cộng, cầu vượt, tháp, trụ, trần treo, khuôn của sổ và cửa đi...Những sản phẩm thép dùng để chế tạo kết cấu thép xây dựng là:
Thép lá: là loại thép cán nóng (dày 4–160 mm, dài 6-12m, rộng 0,5-3,8m) chế tạo ở dạng tấm và cuộn, thép cán nóng và cán nguội mỏng (dày đến 4mm) ở dạng cuộn; thép cán nóng rộng bản được gia công phẳng (dày 6-60mm).
Thép hình: là thép được tạo hình U, I, T, thép ống... bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram), gia công cơ học nóng (Cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (Cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp..)
Gia công cơ học thép nhằm cải thiện cấu tạo và tính chất của thép để khắc phục những nhược điểm khi luyện và tạo hình dạng mới.
Các dạng chủ yếu của thép hình:
a. Thép góc;
b. Thép chữ U;
c. Thép chữ I;                                                                                         
d. Thép chữ U và I thành mỏng;
e. Các loại ống
Ngoài những loại thép kể trên còn có những loại thép có công dụng khác để làm khung cửa sổ, cửa đi, cửa mái, đường ray cần trục, cáp và sợi thép cường độ cao dùng cho trần và cầu treo, cho giằng, trụ và kết cấu trần, bể chứa ứng suất trước. Từ các loại sản phẩm sản xuất thép nêu trên,người ta sản xuất ra những đoạn cột, dầm cầu, cần trục, dàn, vòm, vỏ trụ và các kết cấu khác, sau đó chúng được liên kết thành các blôc tại nhà máy rồi được lắp ghép tại công trường. Tùy thuộc vào công dụng và điều kiện sử dụng kết cấu kim loại, mức độ quan trọng của nhà và công trình người ta sử dụng những loại thép khác nhau để chịu được nhiệt độ khác nhau của không khí ngoài trời.
Mọi chi tiết xin liên hệ.
Hotline: 0903 370 760 
Email: Ngocchan.vietcert@gmail.com