Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ỐP LÁT _Ngocltn

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ỐP LÁT _Ngocltn


1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Deming hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Deming báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Deming báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Deming tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Deming hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Deming
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Liên hệ :
Mobile: 090 595 2099 – Mr.Ấn
Mail : Logistics@vietcert.org

Chứng nhận VietGAP trồng trọt, chăn nuôi - 0903 587 699 (Ms Quyên)

Giới thiệu chung
Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực; Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.
VietGAP là gì
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 

Lợi ích khi áp dụng VietGAP
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 22000

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 22000
ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:

- Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
- Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
- Các hãng vận chuyển thực phẩm
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

LỢI ÍCH KHI ĐƯỢC CHỨNGNHẬN ISO 22000 LÀ GÌ?

1. Xây dựng niềm tin và thương hiệu sản phẩm an toàn: Có niềm tin của khách hàng và đối tác về chất lượng sản phẩm/dịch vụ vì doanh nghiệp đã thiết lập được một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế -> từ đó khách hàng có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt, thực phẩm được kiểm soát điều kiện vệ sinh trong chế biến, các mối nguy gây mất an toàn đối với sức khỏe người dùng được kiểm soát và ngăn ngừa.
2. Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Sản phẩm/dịch vụ khi được đưa ra thị trường có dấu hiệu đã được chứng nhận ISO 22000, chứng nhận HACCP của TQC sẽ được người tiêu dùng/nhà phân phối nhận diện về chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn so với các sản phẩm không có dấu hiệu nhận diện.
3. Giảm chi phí thử nghiệm và công bố chất lượng: Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì đối với sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 22000, hoặc tương đương của TQC sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
+ Miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở sản xuất.
+ Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
4. Cung cấp phương pháp làm việc tốt: Đối với nội bộ doanh nghiệp thì các cán bộ quản lý và nhân viên sẽ được cung cấp một phương pháp làm việc tốt (do có các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc đã được chuẩn hóa), hiểu rõ công việc của mình phải làm gì? Hiểu rõ những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm tại từng công đoạn và biện pháp để phòng ngừa mối nguy đó không phát sinh, hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình -> dẫn đến ổn định được quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ-> tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng ổn định và phòng ngừa tối đa việc phát sinh các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trong quá trình chế biến.


Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn quý khách hàng mọi thắc mắc về ISO 22000.

 VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
ĐỂ HỖ TRỢ THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: MR. ẤN (BOB) - 0905 952 099
Danh mục các thiết bị điện điện tử phải chứng nhận hợp quy 

Theo PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QCVN 9:2012/BKHCN thì những sản phẩm phải thực hiện chứng nhận hợp quy tương thích điện từ
·                     Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
·                     Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện
·                     Bóng đèn có balat lắp liền
·                     Máy hút bụi
·                     Máy giặt
·                     Tủ lạnh, tủ đá
·                     Điều hòa không khí


Đối với những đơn vị tham gia sản xuất hay nhập khẩu những sản phẩm nằm trong danh mục Các thiết bị điện điện tử phải chứng nhận hợp quy tương thích điện từ trên cần lưu ý để đảm bảo thực hiện công bố sản phẩm theo quy định tránh bị xử phạt làm chậm trễ công việc kinh doanh.

Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.


VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
ĐỂ HỖ TRỢ THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: MR. ẤN (BOB) - 0905 952 099

ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT/NHẬP KHẨU PHÂN BÓN


ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT/NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

                Các đơn vị sản xuất/ nhập khẩu phân bón phải cần các điều kiện sau:
1.     Sản xuất trong nước:
-         Công bố TCCS, thử nghiệm chất lượng sản phẩm
-         Khảo nghiệm(nếu có)
-         Xin công nhận lưu hành sản phẩm
-         Xin cấp giấy ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT sản xuất trong nước
-         Sản xuất thử, chứng nhận hợp quy
-         Công bố hợp quy
-         Sản xuất
2.     Hàng nhập khẩu:
-         Công bố TCCS, thử nghiệm chất lượng sản phẩm
-         Xin giấy phép khảo nghiệm
-         Khảo nghiệm(nếu có)
-         Xin công nhận lưu hành sản phẩm
-         Chính thức nhập khẩu loại phân bón đã khảo nghiệm
-         Kiểm tra nhà nước
-         Chứng nhận hợp quy
-         Công bố hợp quy
-         Lưu thông sản phẩm trên thị trường


Trungtâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm luôn luôn sẳn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về thủ tục công bố hợp quy phân bón.

 VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
ĐỂ HỖ TRỢ THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: MR. ẤN (BOB) - 0905 952 099

TÁI CẤU TRÚC CHUYÊN NGHIỆP


TÁI CẤU TRÚC CHUYÊN NGHIỆP

Tái cấu trúc chuyên nghiệp là câu chuyện gây ra sự bàn tán của các doanh nghiệp đang mon men quá độ lên chuyên nghiệp phát triển. Vậy làm sao lên chuyên nghiệp, lắng nghe, đây:
1.     Nhận thức
Nhận thức lãnh đạo, phải hiểu rõ các nguyên tắc:
Sự cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo phải biết thống nhất mục đích và phương hướng đi lên chuyên nghiệp của tổ chức. Tạo ra môi trường lôi cuốn toàn bộ nhân viên cùng tham gia và hướng đến mục tiêu chung của sự chuyên nghiệp. Lãnh đạo không cam kết thực hiện mà chỉ vỗ ngực hô khẩu hiệu “chuyên nghiệp, chuyên nghiệp” quát tháo nhân viên thì chắc chắn mục tiêu không có kết quả.
Sự tham gia của nhân viên: Tất cả nhân viên ở các cấp phải nhận thức rõ là đã đến lúc thay đổi. Và sự thay đổi, chuyên nghiệp của tổ chức đến từ sự thay đổi, chuyên nghiệp của từng cá nhân. Sự tham gia đầy đủ và đồng lòng của tất cả nhân viên các cấp sẽ tạo ra năng lực tổng hợp để đi lên sự chuyên nghiệp. Vấn đề này phải được tổ chức đào tạo nhận thức chung toàn công ty, và cam kết sự tham gia của mình. Ai thể hiện sự thiếu quyết tâm, bất hợp tác buộc phải dừng. Và lãnh đạo phải hiểu rõ nguyên tắc này để hướng toàn bộ nhân viên cùng tham gia.
Tái cấu trúc nhân sự: Trong quá trình thực hiện chuyên nghiệp, quá trình tái cấu trúc nhận sự luôn song hành. Hiểu ở đây, Lãnh đạo phải sẵn sàng và quyết liệt sắp xếp bố trí lại nhân sự, sẵn sàng loại bỏ các cá nhân không cùng ekip và có thể chấp nhận loại bỏ cả hệ thống cũ song song với việc bố trí tận dụng hợp lý nguồn nhân lực sẵn có. Lãnh đạo mà yếu tim sợ sệt thì chắc chắn sẽ thất bại và dậm chân tại chỗ.
2.     Gia tăng số lượng nhân viên
Nhân viên quản lý: Sự phát triển của tổ chức lên chuyên nghiệp phụ thuộc rất nhiều đội ngũ quản lý, Quá độ lên thời kỳ chuyên nghiệp chắc chắn giai đoạn này tổ chức sẽ có rất ít quản lý, hoặc quản lý rất kém vì bởi lẽ nếu có số lượng quản lý đông và tài năng thì công ty đã chuyên nghiệp từ lâu. Giai đoạn này cần chắc lọc nhân viên hiện có và có khả năng quán xuyến để đôn lên quản lý. Thứ hai là thực hiện chiến lực Head hunter mà các ông kẹ đã thực hiện. Song ánh, Tổ chức phải chấp nhận loại bỏ hoặc điều chuyển vị trí các quản lý kém năng lực cả về chuyên môn lẫn tầm hạn quản lý. Giai đoạn này, thật sự rất khó khăn cho quản lý để ra các quyết định về sa thải hay chấm dứt tình nghĩa. Nhưng đành phải chấp nhận, không tuân thủ nguyên tắc này rất khó lên chuyên nghiệp
Nhân viên cơ bản: Gia tăng số lượng nhân viên với cấp số nhân là điều hết sức quan trọng và mục đích chính là sàng lọc, thanh lọc đội ngũ cũ và hơn nữa là tăng độ mạnh về lượng cho tổ chức. Không có tổ chức nào thực sự chuyên nghiệp khi số lượng chỉ vài chục, đó là công ty gia đình. Tổ chức dịch vụ > 100, tổ chức sản xuất > 500… Lúc này thì mới tính tới việc nói chuyện chuyên nghiệp. Chiến lược dòng nước chảy cho nhân sự giai đoạn này thật sự cần được áp dụng, mục đích cuối cùng là tạo ra đội quân đủ đông, đủ mạnh và hợp với văn hoá của tổ chức.
3.     Giao tiếp của lãnh đạo
Giai đoạn tiền chuyên nghiệp, đa số các lãnh đạo phát triển và ứng xử rất hoan sơ, được gọi là giao tiếp ứng xử gia đình. Việc nhận thức thay đổi về nguyên tắc ứng xử của lãnh đạo trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Chuẩn mực và nguyên tắc là hai từ mà lãnh đạo cần hết sức chú tâm khi phát ngôn. Tầm hạn của lãnh đạo cũng sẽ thể hiện rõ ở giai đoạn này, Lãnh đạo cần phải biết điều tiết cảm xúc và phát triển tổ chức theo cơ chế, theo dạng “Bớt chửi bới, la ré”. Lãnh đạo mà còn giữ văn hoá nông dân thì nhân viên phát chán, lo sợ và, lãnh đạo không chuyên nghiệp thì lấy đâu mà nhân viên chuyên nghiệp.
4.     Cơ sở vật chất, hạ tầng
Chuyên nghiệp từ phong cách nhân viên đến hình thức, bộ mặt cũng công ty cũng khá quan trọng. Không thể chuyên nghiệp nếu anh làm việc trong chỗ làm như cái ổ chuột, trong một điều kiện thiếu thốn từ ánh sáng đến cơ sở hạ tầng thiết bị. Cho nên giai đoạn này, về mặt hình thức, nhãn hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu, văn phòng cần đầu tư chất lượng.
5.     Sẵn sàng về mặt tài chính
Các tập đoàn, ông lớn trên thế giới bỏ ra cả tỷ đô để phát triển thương hiệu, tiến lên chuyên nghiệp, tuy nhiên vẫn không lên chuyên nghiệp được. Cho nên để phát triển đi lên chuyên nghiệp, tổ chức mà cụ thể lãnh đạo/ hội đồng cổ đông phải có tiền và biết tiêu tiền. Nhiều lãnh đạo muốn chuyên nghiệp nhưng lại không muốn giảm lợi nhuận, Chi phí 632, 642 không muốn thay đổi. Hoặc có nhiều lãnh đạo không biết tiêu tiền, nói rõ hơn là  “keo kẹt”.
6.     Nguyên tắc 6/4 hoặc 7/3
Muốn phát triển chuyên nghiệp, lâu dài, tồn tại vĩnh cửu, lãnh đạo phải nhận thức rõ về nguyên tắc này. Doanh nghiệp Việt Nam có xu thế bóp méo đồng lương và không tuân thủ nguyên tắc này cho nên không thể chuyên nghiệp được, vẫn mãi là cò con. Tính đến lượng doanh nghiệp, loại này chiếm hớn 70%. Nguyên tắc này được hiểu, Làm ra 10 đồng, lãnh đạo/ ông chủ chỉ được phép cất giữ <= 7 đồng thôi, con >= 4 đồng phải chi cho nhân viên và cả việc duy trì độ chuyên nghiệp. Không tuân thủ nguyên tắc này, trước sau gì doanh nghiệp cũng sẽ chết bởi nguyên tắc này đã được áp dụng cả thế giới.
7.     Tổ chức học tập
Nguyên tắc xây dựng tổ chức học tập là yếu tố quan trọng bậc không thể thiếu. Các doanh nghiệp thường khá yếu trong công tác tổ chức này, bởi, không biết đào tạo, không tạo cơ chế đào tạo đã từ lâu hình thành trong văn hoá doanh nghiệp Việt. Hiểu ra, tổ chức muốn phát triển phải là tổ chức mở, sắp xếp đào tạo để tất cả cùng nhân viên cùng học hỏi, và quan trọng Tổ chức phải biết cách tạo ra nhân viên biết làm việc trong thời gian đào tạo ngắn nhất và càng ngày càng ngắn. Điều này có thể được gọi là bí quyết công nghệ đào tạo, vẫn không thất thoát kiến thức của tổ chức mà còn biến tổ chức thành tổ chức mạnh học tập, mạnh chuyên môn without phân biệt tuổi tác, kinh nghiệm. Điều này tham chiếu quan trọng từ tư tưởng của nguyên tắc “Sự cam kết của lãnh đạo”. Nếu tổ chức không có kiến thức nền tảng từ người đi trước, bắc buộc phải outsoure, thuê ngoài để gia tăng kiến thức. Nếu tổ chức không làm được điều này mà cứ giữ kẻ, dấu nghề thì khó là lên chuyên nghiệp.
8.     Cụ thể hoá ý tưởng, thực hiện
Tất cả các nguyên tắc được thực hiện nhưng thiếu nguyên tắc này thì khó thành công và rất có hiện thực chi tiết hoá việc quản lý. Đó là lượng số hoá các nguyên tắc vào hệ thống quản lý chất Lượng ISO 9001, 14001 hay các phần mềm quản lý trung tâm. Nguyên tắc này dựa trên sự tuân thủ và áp dụng Viết những gì anh sẽ làm, Plan; Làm những gì tổ chức đã viết, Do; Kiểm tra chéo, đánh giá nội bộ tất cả những gì anh làm, Check; và cải tiến các hoạt động sau khi kiểm tra đánh giá, Action. Đây được gọi là quản lý cớ chế có thưởng có phạt, tuân thủ tuyệt đối. Yếu tố này là nguyên tắc tổng hợp lớn nhất để đạt sự thành công trong quá trình chuyên nghiệp.
Trên đây là quản điểm để xây dựng tổ chức Tái cấu trúc chuyên nghiệp.

From Bob.