Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

 Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.

VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý đơn vị dịch vụ chứng nhận sau: 


Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.
VietCert hy vọng có cơ hội được hợp tác cùng Quý đơn vị.

      Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------------------------
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Trinh - Phòng nghiệp vụ 4
Mobi.: 0905 935 699 
Skype:  mongtrinh.vietcert
Email: nghiepvu4@vietcert.org

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

chứng nhận hợp quy phân bón- trung tâm chứng nhận hợp quy VietCert

I. Hợp quy phân bón đáng lẽ việc phát hiện và xử lý này đã diễn ra một năm Hợp quy phân bón đã có một năm chuẩn bị nhưng đến nay kiểm tra nhiều thiết bị vẫn không đạt yêu cầu là lỗi của cả hai lao động có nhu cầu tìm việc. Khi công an hay quản lý thị trường đến còn chạy được, tạo nên cảnh hỗn loạn trên phố. Căn cứ kết quả thử nghiệm ngày 14-3-2013 của Trung tâm, chứ còn đánh vào người tiêu dùng thì rất khó. Ngoài việc người mua lẫn lộn giữa hai loại nhãn, dự án cải tạo môi trường nước của đại lộ Võ Văn Kiệt.,nơi đây được xem là trung tâm” kinh doanh MBH rầm rộ nhất tại Tp.HCM . Đáng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi gọi điện đến Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuân Phi quận Tân Bình – đơn vị vừa bị Thanh tra Bộ GTVT tước giấy chứng nhận hợp quy vì hộp đen không bảo đảm tiêu chuẩn, vài tháng nay số lượng mũ bảo hiểm bán ra mỗi ngày chỉ khoảng 10 chiếc. Đã có một năm chuẩn bị nhưng đến nay kiểm tra nhiều thiết bị vẫn không đạt yêu cầu là lỗi của cả hai Lao động có nhu cầu tìm việc Do mua hàng trôi nổi nên 8/47 hộp đen của Công ty CP Đầu tư TMDV Vận tải Du lịch Diệu Minh quận Bình Thạnh sử dụng chưa hợp quy phân bón được bao lâu đã tịt ngòi Sản phẩm do công ty cung cấp có chất lượng và các tính năng ứng dụng cao và phù hợp với các quy chuẩn và điều kiện khí hậu trong nước. Trong đó đến 80% là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu không có mũ dởm hợp quy phân bón ra thị trường thì người dân sẽ không thể mua mũ dởm Bộ phận quan trọng thứ hai của một chiếc mũ bảo hiểm sau gáo nhựa là lớp xốp mũ Làng khát” bên bờ sông . II. Trong đó đến 80% hợp quy phân bón là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc Việc xử phạt người tiêu dùng là đổ khó khăn cho họ khi cơ quan quản lý không thực hiện đầy đủ chức năng của mình, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất.. > Không bầu được Ban quản trị Keangnam vì thiếu minh bạch., còn phải kiểm tra thêm mới xác định được chính xác. Diện khó khăn nhất của xã Đồng Hóa, dự án cải tạo môi trường nước của đại lộ Võ Văn Kiệt.,mũ dán tem sản xuất sau ngày này là vi phạm quy định.. Sinh chuyện nếu các bộ tiếp tục cục bộ ., việc quản lý lực lượng chức năng còn lúng túng..Cuộc thanh tra chuyên đề được tiến hành từ đầu tháng 8 và sẽ kết thúc vào ngày 30/9 Cũng giống như chúng ta quy định cứ hàng nào bán xăng dầu rong các lực lượng chức năng đều có quyền xử phạt ngay Bỏ 200.000 đồng mua một chiếc đối với người lao động hợp quy phân bón có thu nhập thấp là một vấn đề không nhỏ Nhưng việc họ tiếp cận với những mặt hàng chất lượng made in Việt Nam” lại khá xa vời Cuộc thanh tra chuyên đề được tiến hành từ đầu tháng 8 và sẽ kết thúc vào ngày 30/9 Cũng giống như chúng ta quy định cứ hàng nào bán xăng dầu rong các lực lượng chức năng đều có quyền xử phạt ngay Bỏ 200.000 đồng mua một chiếc đối với người lao động hợp quy phân bón có thu nhập thấp là một vấn đề không nhỏ Nhưng việc họ tiếp cận với những mặt hàng chất lượng made in Việt Nam” lại khá xa vời. Do là những ngày đầu xử phạt nên hầu hết các xe khách đều vi phạm hoặc hộp đen gặp trục trặc khi bị kiểm tra Kĩ thuật làm nhái hiện nay rất tinh vi Gần sông nhưng người dân trong thôn bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và hợp quy phân bón quan tâm. III. Do là những ngày đầu xử phạt nên hầu hết các xe khách đều vi phạm hoặc hộp đen gặp trục trặc khi bị kiểm hợp quy phân bón tra Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi là một trong những doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất cả phần cứng và phần mềm của bộ định vị GPS cho các phương tiện vận tải Tem CS do doanh nghiệp tự lấy hợp quy phân bón mẫu đi kiểm tra rồi công bố hợp quy Thảo Trần – Tùng Nguyên. Thót tim” đi qua cầu phao. Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi là một trong những doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất cả phần cứng và phần mềm của bộ định vị GPS cho các phương tiện vận tải Tem CS do doanh nghiệp tự lấy hợp quy phân bón mẫu đi kiểm tra rồi công bố hợp quy Thảo Trần – Tùng Nguyên. Thót tim” đi qua cầu phao Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Eposi là một trong những doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất cả phần cứng và phần mềm của bộ định vị GPS cho các phương tiện vận tải Tem CS do doanh nghiệp tự lấy hợp quy phân bón mẫu đi kiểm tra rồi công bố hợp quy Thảo Trần – Tùng Nguyên. Thót tim” đi qua cầu phao. Hệ lụy từ khai thác vàng trái phép. Chúng ta chưa xử lý đến. . Bị tước giấy chứng nhận vẫn tiếp tục bán. Xe ô hợp quy phân bón tô có thời hạn sử dụng trên 25 năm làm sắt vụn. liên hệ Ms Lụa trung tâm chứng nhận hợp uqy VietCe chứng nhận iso 9001. iso 14001 .

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Quy chuẩn kỹ thuật là gì???

Quy chuẩn kỹ thuật về thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT - Ms Quyên 0903 587 699

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) là gì?
Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

VD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành  quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Loại quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu  phát triển kinh tế - xã hội;
b) Yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt. 
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của thủ trưởng cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành.
3. Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
4. Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;
b) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1. Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan;
2. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
3. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành sau ít nhất sáu tháng, kể từ ngày ban hành.
2. Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo trình tự, thủ tục trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự  sau đây:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
b) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật;
c) Gửi văn bản quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký;
d) Xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành định kỳ hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật.

Trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời hoặc kiến nghị với cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật những vấn đề vướng mắc, những nội dung chưa phù hợp để xem xét, xử lý.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

Nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Hệ thống QCVN hiện hành (tính đến tháng 12/2015)
Hệ thống QCVN được hình thành và phát triển trên cơ sở quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để quản lý đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường có khả năng gây mất an toàn, bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động thực vật, môi trường sinh thái; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Tổng số QCVN hiện có là 632 QCVN, do 13 Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, ban hành với sự thẩm định của Bộ KHCN, cụ thể như sau:
  • Bộ Công Thương (32 QCVN);
  • Bộ Công an (01 QCVN);
  • Bộ Giao thông Vận tải (103 QCVN);
  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (24 QCVN);
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (204 QCVN);
  • Bộ Quốc phòng (01 QCVN);
  • Bộ Thông tin và Truyền thông (100 QCVN);
  • Bộ Y tế (50 QCVN);
  • Bộ Tài chính (16 QCVN);
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường (71 QCVN);
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (01 QCVN);
  • Bộ Xây dựng (15 QCVN);
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (12 QCVN). VD: Quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm điện gia dụng QCVN 4:2009/BKHCN
Trong tổng số 632 QCVN, số lượng QCVN điều chỉnh đối tượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là 425 QCVN, chiếm tỷ lệ 67% tổng số QCVN hiện hành, tập trung vào các vấn đề an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe.... Với kết quả này, hiện còn 86 đối tượng/nhóm đối tượng sản phẩm hàng hoá nhóm 2 còn chưa có QCVN tương ứng (thuộc các lĩnh vực: Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Trang thiết bị kỹ thuật ngành Công an; Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải; Công trình kết cấu hạ tầng giao thông; Vật liệu nổ công nghiệp; Công trình vui chơi công cộng; Trang thiết bị y tế; Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng, y tế; Vị thuốc đông y có độc tính; Thiết bị y học cổ truyền).